Tag Archives: FAG

Ý nghĩa mã hiệu và tham số vòng bi

Vinamain.comTài liệu này được ghi lại bởi người có kinh nghiệm trong sử dụng và bảo dưỡng vòng bi. Các nội dung gồm:

1. Ý nghĩa về kích thước

2. Ý nghĩa chịu tải

3. Ý nghĩa phân loại

4. Ý nghĩa về kết cấu

5. Khe hở vòng bi

6. Khe hở bạc

Các bạn hãy để lại yêu cầu nhận tài liệu trong phần comment (điều kiện: đăng ký thành viên trước khi nhận tài liệu)

Cảm ơn bạn Cường đã gửi tặng chúng tôi tài liệu này.

Cách kiểm tra và tháo lắp vòng bi

Trong bài viết: Cách tháo lắp vòng bi hợp lý . Thành viên tích cực của Vinamain, bạn Trần Lộc (công tác tại công ty Gia Khương) đã hứa sẽ cung cấp tài liệu về chủ đề này. Và hôm nay chúng tôi nhận được tài liệu mà bạn Lộc gửi tặng.
Vinamain  thay mặt cộng đồng Vinamain gửi lời cảm ơn tới bạn Lộc. Chúc bạn sức khoẻ và thành công trong công việc.

Vinamain.com

Các bạn hãy để lại yêu cầu nhận tài liệu trong phần comment (điều kiện: đăng ký thành viên trước khi nhận tài liệu)

Cách tháo lắp vòng bi hợp lý

Em chào các anh,
Em là kỹ sư mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm về bảo dưỡng, xin các anh có thể chia sẻ cho em kinh nghiệm cách tháo lắp một vòng bi như thế nào cho hợp lý không? Cần dụng cụ gì và lưu ý những gì? Mong hồi âm sớm của các anh.

Em cảm ơn rất nhiều.

Vinamain.com

Tháo vòng bi

Ban quản trị Vinamain mời các bạn tham gia trả lời cho câu hỏi trên trong phần comment. Rất mong các bạn chia sẻ ý kiến cùng cộng đồng bảo trì công nghiệp Việt Nam.

Tải file Kỹ thuật lắp vòng bi lỗ thẳng:

http://www.ziddu.com/download/11990321/Kythuatlapvongbilo-vinamain.rar.html(Các bạn không nên dùng phần mềm tăng tốc download)

Bạn Vũ Dình Nam gửi tặng cộng đồng Vinamain

FAG Mounting Manager: phần mềm giúp lắp ráp ổ trục chính xác

Vinamain.com

Vinamain.com

Schaeffler UK vừa giới thiệu một phần mềm không chỉ tăng tốc độ lắp ráp ổ lăn về mặt thủy lực và cơ khí, mà còn đảm bảo tuổi thọ hoạt động của thiết bị lâu hơn do ổ trục được lắp đúng cách.
Phần mềm này giúp các kĩ sư lựa chọn phương pháp lắp ráp phù hợp khi lắp ổ lăn với các lỗ khoan côn, hoặc lắp trực tiếp vào trục côn hoặc với một ống lót trên một trục hình trụ.

Phần mềm hướng dẫn người sử dụng nhờ một loạt các lời nhắc và câu hỏi trên màn hình. Sau khi lựa chọn kiểu ổ trục và phương pháp đo, người sử dụng sẽ xác định các điều kiện lắp ráp cho ứng dụng của mình (đường kính ổ lăn, độ rộng, độ côn và đường kính ngoài trục). Bước tiếp theo, phần mềm sẽ tính toán dữ liệu cần để lắp ráp (áp suất ban đầu, độ chuyển vị và sự giảm trong khe hở hướng kính). Sau đó người sử dụng sẽ được tiếp xúc với danh sách các lời hướng dẫn lắp ráp, các công cụ lắp ráp và nhiều lời khuyên hữu ích.

Kĩ sư Ian Pledger của Schaeffler UK nhận xét: “Phần mềm này rất thân thiện với người sử dụng, thậm chí có thể hướng dẫn thợ lắp ráp không có chuyên môn nhờ quá trình lắp ráp chi tiết. Đây là phần mềm toàn diện cung cấp các phương pháp thay thế khác nhau để lắp ráp ổ lăn với các lỗ khoan côn”.

Link down:

http://www.fis-services.com/site/en/download/
Các bạn chị khó  điền mail và 1 số thông tin trước khi tải nhé!

Bài do thành viên Vũ Đình Nam cung cấp, bổ sung thông tin: Vinamain

9 điều cần biết khi sử dụng vòng bi

Vòng bi nhãn hiệu SKF đã được lắp đặt và sử dụng trên toàn Thế giới nhiều hơn bất kỳ nhãn hiệu nào khác. Là nhà sản xuất vòng bi và phớt chặn dầu lớn nhất Thế giới, chúng tôi chế tạo đủ loại vòng bi, phớt chặn dầu với các kích cỡ cho từng ứng dụng cụ thể. Từ loại vòng bi đặc biệt dùng cho quạt trần cho đến loại vòng bi có đường kính 7.2 m, nặng 45 tấn dùng cho các máy đào hầm. Chúng tôi hiện có 70 nhà máy, 20.000 nhà phân phối và có mặt trên 130 quốc gia. Vào năm 1907, năm hoạt động đầu tiên, chúng tôi chỉ chế tạo 2.200 vòng bi. Ngày nay, công ty chế tạo trên 230.000 vòng bi – mỗi giờ.

1-Làm thế nào để lựa chọn mỡ bôi trơn thích hợp cho vòng bi?

Để chọn mỡ bôi trơn thích hợp cho vòng bi, các bạn có thể tham khảo bảng hướng dẫn lựa chọn mỡ của SKF ( xem phần mỡ bôi trơn/dụng cụ bảo trì của SKF ), hay bạn liên hệ với văn phòng SKF Việtnam để được hướng dẫn cụ thể.

;2-Có cần tra thêm mỡ cho các vòng bi có 2 nắp hay không?

Các loại vòng bi SKF có lắp sẵn hai nắp che thép (-2Z) hoặc hai phớt cao su (-2RSH hoặc -2RS1) đều đã được tra sẵn mỡ bôi trơn với chủng lọai và lượng mỡ phù hợp đảm bảo cho các lọai vòng bi này họat động đến hết tuổi thọ tính tóan của vòng bi.

Chính vì vậy, chúng ta không nên cạy phớt hoặc nắp che ra để tra thêm mỡ vào, điều này không làm cho vòng bi làm việc tốt hơn mà có khả năng làm hỏng vòng bi vì khi tháo lắp phớt họat nắp che có thể làm chúng bị hỏng, lượng mỡ tra vào quá mức cần thiết sẽ làm cho vòng bi họat động nóng hơn, loaik mỡ tra thêm vào có thể không tương thích với loại mỡ đã được nhà sản xuất tra vào sẵn.

Tuy nhiên trong một số trường hợp như các ứng dụng có trục lắp đứng hoặc vòng ngoài quay thì vòng bi cần có một chế độ bôi trơn đặc biệt, đề nghị liên hệ với SKF để biết thêm chi tiết.

3-Lắp vòng bi thế nào cho đúng?

Để lắp vòng bi cho đúng xin vui long tham khảo trang web của SKF http://www.skf.com/mount

4-Tuổi thọ làm việc trung của vòng bi?

Tuổi thọ làm việc của cùng một vòng bi nhưng được sử dụng cho những ứng dụng khác nhau sẽ không giống nhau. Về mặt kỹ thuật, tuổi thọ của vòng bi đươc xác định bằng số vòng quay và thay đổi (chịu ảnh hưởng) tùy theo: tải trọng (nặng hay nhẹ, đều hay không đều), nhiêt độ làm việc (cao hay thấp), môi trường làm việc (bụi bẩn, ẩm ướt, hoá chất,… ).

5-Làm sao biết lúc nào vòng bi sắp hỏng?

Vòng bi sắp hỏng thường có các dấu hiệu sau :

*Nhiệt độ cụm ổ đỡ vòng bi tăng cao bất thường

*Tạo độ ồn, tiếng rít bất thường.

*Độ rung động tăng cao bất thường

Bằng việc theo dõi định kỳ các thông số, dấu hiệu mô tả trên, người sử dụng có thể đánh giá và dự đoán tình trạng hoạt động của vòng bi.

6-Có phương pháp nào để biết được tình trạng hoạt động của vòng bi khi đang sử dụng?

Như đã trả lời ở câu 7, tình trạng hoạt động của vòng bi sẽ được phản ánh qua các thông số nhiệt độ, độ ồn, độ rung động. Việc theo dõi định kỳ các thông số này giúp người sử dụng có cơ sở tương đối chính xác để đánh giá tình trạng họat động của vòng bi. Hiện nay, phương pháp được đánh giá là hiệu qủa nhất để theo dõi tình trạng họat động và dự đóan sớm các hư hỏng của vòng bi là phương pháp đo và phân tích rung động của vòng bi.

7-Làm các nào để đo độ mòn của vòng bi?

Mỗi loại vòng bi được chế tạo với một khe hở bên trong (độ rơ) nhất định theo tiêu chuẩn. Việc đo, kiểm tra khe hở (độ rơ) này đòi hỏi các thiết bị chuyên dùng có độ chính xác cao. Việc kiểm tra độ mòn bằng phương pháp “ép chì” như một số nơi áp dụng không được khuyến cáo vì không chính xác. Thông thường sau một quá trình họat động, độ mòn của vòng bi sẽ không đều trên toàn bộ bề mặt rãnh lăn. Các vết tróc rỗ tế vi trên bề mặt các rãnh lăn sẽ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hư hỏng vòng bi nhanh chóng nếu công tác bôi trơn không đảm bảo tốt. Việc đánh giá vòng bi qua cảm giác “độ rơ” bằng cách này hay cách khác không cho phép người sử dụng đánh giá chính xác tình trạng vòng bi.

Hiện nay, việc theo dõi tình trạng hoạt động của vòng bi bằng phương pháp đo, phân tích rung động để phát hiện và theo dõi các tần số hư hỏng của vòng bi (Bearing Defect Frequency – BDF) đang được áp dụng phổ biến với các dụng cụ đo, phân tích rung động chuyên dùng.

8-Tại sao khi thay vòng bi có lỗ côn được lắp trên măng xông thì hay mau hư ? Biện pháp khách phục?

Khi thay vòng bi có lỗ côn (vòng bi đỡ tự lựa, vòng bi tang trống) thường hay mau hư, điều này xảy ra phần lớn là do khi lắp xiết đai ốc quá chặt làm vòng bi không còn khe hở bên trong cần thiết. Để lắp các loại vòng bi này có khe hở bên trong còn lại sau khi lắp đúng, xin tham khảo phần hướng dẫn tháo lắp vòng bi trên mạng http://www.skf.com/mount.

9-Nên làm gì khi vòng trong hoặc vòng ngoài bị xoay trên trục hoặc thân ổ?

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do :

*Vòng bi bị kẹt (không chạy được ) do mất khe hở bên trong hoặc do không được bôi trơn đúng.

*Dung sai lắp ghép không đúng.
Hậu quả là vòng bi từ từ bị xoay trong ổ hoặc trên trục khi làm việc và phát triển dần dần làn vòng bi xoay đều trong trục hoặc trên ổ, phát nhiệt do ma sát, làm hỏng chất bôi trơn và từ đó làm hỏng vòng bi cũng như trục (hoặc ổ)

Phương pháp tốt nhất là thay mới trục hoặc ổ. Trong trường hợp không thể thay mới, có thể sử dụng phương pháp hàn đắp và gia công lại cho đung dung sai lắp ghép. Tuy nhiên phải rất lưu ý trong khi gia công để tránh không bị hiện tượng lệch trục.
Trong mọi trường hợp, không áp dụng phương pháp “băm” trục hoặc ổ vì không hữu hiệu mà còn làm hư hỏng nặng hơn. Phương pháp sử dụng hoá chất chống xoay cũng chỉ là phương pháp tạm thời cho những trường hợp nhẹ mà thôi và không áp dụng được cho phía vòng bi “không định vị”.

http://www.skf.com.vn

Lịch sử vòng bi SKF

LỊCH SỬ VÒNG BI

Giới Thiệu

Người cổ xưa đã dùng lực để đẩy hoặc kéo một vật nặng qua một đoạn đường dài trong cuộc sống sinh tồn của mình.

Công sức để di chuyển một vật giảm đáng kể khi con người khám phá ra một hình thức bôi trơn khá đơn giản là dùng bùn và nước.

Việc phát minh ra bánh xe thay vì chuyển động trượt nay ít mất công sức hơn với chuyển động lăn tròn.

Điều này lý giải tại sao các bạc (bạc là từ chỉ chung gồm bạc trượt, bạc lăn (vòng bi)) chỉ sử dụng kiểu chuyển động lăn được sử dụng cho các máy móc khi mà ở đó kim loại trượt trên kim loại gây sự mài mòn đáng kể.

Máy móc đầu tiên sử dụng ổ trượt bằng gỗ thấm dầu và trục quay bằng thép. Dần dần khi mà nghành công nghiệp sản xuất và ngành kim loại phát triển, thì ổ trượt được thay bằng bạc với các phần tử lăn ở giữa hai vòng thép. Điều này đã làm giảm ma sát và tăng tuổi thọ của bạc.

Image Hosting by PictureTrail.com

Lịch sử hãng vòng bi SKF

Năm 1907, Sven Winquist đã thiết kế ra vòng bi cầu tự lựa 2 dãy. Khi còn làm kỹ sư của nhà máy dệt lớn, ông trở nên quan tâm đến vòng bi và nhận ra tầm quan trọng của việc cải tiến thiết kế sau này.

Các thiết kế của ông có khác đáng kể so với các thiết kế trước đó ở tính tự lựa “self-aligning”. Các rãnh cho mỗi hàng bi cầu chỉ có trong vòng trong vòng bi trong khi vòng ngoài chỉ có một rãnh hình cầu thông thường cho cả hai hàng bi (xem hình bản thiết kế gốc của ông năm 1907).

Trong quá trình quay của bi và vòng trong (ca trong) theo trục (trục gắn vòng bi đó), vẫn có thể có một lượng nhỏ dịch chuyển góc của trục so với vòng ngoài (áo bi hay ca ngoài).

Image Hosting by PictureTrail.com

Các phần tử lăn

Bi cầu (ball) Image Hosting by PictureTrail.com
Đũa côn (tapper roller) Image Hosting by PictureTrail.com
Đũa trụ (cylindrical roller) Image Hosting by PictureTrail.com
Đũa kim Image Hosting by PictureTrail.com
Đũa cầu đối xứng Image Hosting by PictureTrail.com
Đũa cầu không đối xứng Image Hosting by PictureTrail.com

Tất cả các vòng bi đều có thể truyền tải qua các phần tử lăn. Phụ thuộc vào loại phần tử lăn mà người ta chia ra hai loại là vòng bi cầu và vòng bi đũa. Các bi cầu của vòng bi cầu truyền tải qua bề mặt nhỏ – tiếp xúc điểm. Vì thế mà khả năng chịu tải của vòng bi cầu thấp hơn vòng bi đũa – với tiếp xúc đường. tiếp xúc điểm
Image Hosting by PictureTrail.com
tiếp xúc đường
Image Hosting by PictureTrail.com

Tại sao cần phải có bạc?

Mục đích chính của bạc là truyền tải giữa phần tĩnh (thường là vỏ máy) và phần động (thường là trục máy) với trở lực nhỏ nhất. Tải mà nó mang tăng theo các yếu tố sau: – Khối lượng của máy và các chi tiết – Khối lượng của vật nó mang – Sự thay đổi mômen – Sự truyền năng lượng Đối với vòng bi (hay là bạc chống ma sát, bạc lăn) thì tải này phải được truyền giữa vòng trong (ca trong) và vòng ngoài (ca ngoài) của vòng bi qua các phần tử lăn. Tại sao lại dùng bạc lăn (vòng bi)
Bạc trượt (Plain bearing) Image Hosting by PictureTrail.com
Bạc lăn (Roller bearing) Image Hosting by PictureTrail.com

Ở bạc trượt, khi trục trượt trong một ống lót (bạc trượt) 2 bề mặt thực tế không tiếp xúc trực tiếp mà tách khỏi bề mặt ống lót bởi một màng dầu bôi trơn. Ở bạc lăn, vòng trong lăn qua bi lăn bên trong vòng ngoài. Ở cùng điều kiện tải giống nhau, lực ma sát trên bạc trượt lớn hơn. Hơn nữa lực ma sát trên bạc trượt thay đổi theo tốc độ quay, nhưng lại không đổi với bạc lăn (xem sơ đồ trên).
Image Hosting by PictureTrail.com
Các bộ phận của vòng bi
Image Hosting by PictureTrail.com
Nắp bịt kín cần thiết để bảo vệ bị nhiễm bẩn từ ngoài vào nhắm kéo dài tuổi thọ của vòng bi.
Ca ngoài thường được lắp cố định với vỏ máy (phần tĩnh). Rãnh trong ca ngoài thường có hình dạng cầu hay trụ côn, v.v…tùy vào loại bi.
Ca trong thường được lắp cố định với trục máy (phần động). Rãnh trong ca trong thường có hình dạng cầu hay trụ côn, v.v…tùy vào loại bi.
Vòng giữ bi tách các bi không cho tiếp xúc với nhau và giữ các bi liền một dãy với nhau. Bi có thể là bi cầu hay bi đũa trụ, đũa côn hoặc bi kim. Khi quay chúng truyền tải tác động lên rãnh bi ca trong và rãnh bi ca ngoài

KS. Nguyễn Thanh Sơn biên dịch từ SKF handbook

FAG Mounting Manager: phần mềm giúp lắp ráp ổ trục chính xác

Schaeffler UK vừa giới thiệu một phần mềm không chỉ tăng tốc độ lắp ráp ổ lăn về mặt thủy lực và cơ khí, mà còn đảm bảo tuổi thọ hoạt động của thiết bị lâu hơn do ổ trục được lắp đúng cách.
Phần mềm này giúp các kĩ sư lựa chọn phương pháp lắp ráp phù hợp khi lắp ổ lăn với các lỗ khoan côn, hoặc lắp trực tiếp vào trục côn hoặc với một ống lót trên một trục hình trụ.

Phần mềm hướng dẫn người sử dụng nhờ một loạt các lời nhắc và câu hỏi trên màn hình. Sau khi lựa chọn kiểu ổ trục và phương pháp đo, người sử dụng sẽ xác định các điều kiện lắp ráp cho ứng dụng của mình (đường kính ổ lăn, độ rộng, độ côn và đường kính ngoài trục). Bước tiếp theo, phần mềm sẽ tính toán dữ liệu cần để lắp ráp (áp suất ban đầu, độ chuyển vị và sự giảm trong khe hở hướng kính). Sau đó người sử dụng sẽ được tiếp xúc với danh sách các lời hướng dẫn lắp ráp, các công cụ lắp ráp và nhiều lời khuyên hữu ích.

Kĩ sư Ian Pledger của Schaeffler UK nhận xét: “Phần mềm này rất thân thiện với người sử dụng, thậm chí có thể hướng dẫn thợ lắp ráp không có chuyên môn nhờ quá trình lắp ráp chi tiết. Đây là phần mềm toàn diện cung cấp các phương pháp thay thế khác nhau để lắp ráp ổ lăn với các lỗ khoan côn”.

Thông tin chi tiết bạn có thể tìm hiểu trên trang web www.schaeffler.co.uk.